Dịch bệnh khiến nhiều tàu cập cảng muộn nhiều tuần, gây tổn thất hàng chục tỷ USD, theo báo cáo của Sea-Intelligence.

Báo cáo mới nhất của Sea-Intelligence, công ty cung cấp dịch vụ nghiên cứu, phân tích, dữ liệu và tư vấn của Đan Mạch trong ngành chuỗi cung ứng toàn cầu, cho biết, độ tin cậy của lịch trình các tàu vận chuyển trên toàn thế giới đang ở mức báo động trong suốt đại dịch Covid-19. Dữ liệu trong báo cáo chỉ ra rằng, có đến 70% tàu cập cảng muộn do tắc nghẽn cảng biển, gây tổn thất hàng chục tỷ USD.

Các chủ hàng mất 10 tỷ USD trong đại dịch

Tàu cập cảng muộn khiến chi phí lưu kho tăng, làm thất thoát cả chục tỷ USD. Ảnh: Splash247

Phần lớn các chuyến tàu cập cảng muộn là các tuyến từ châu Á đến Bờ Tây Bắc Mỹ. Từ tháng 1/2021 đến tháng 5/2021, có 695 lượt tàu đến muộn hơn một tuần, trong đó có 343 lượt tàu đến muộn hơn 14 ngày và 132 lượt tàu đến muộn hơn 21 ngày. Trong khi đó, từ tháng 1/2012 đến tháng 12/2020 chỉ có 1.535 lượt tàu đến muộn hơn một tuần, có 330 lượt tàu đến muộn hơn 2 tuần và tổng số 104 lượt tàu đến trễ hơn 21 ngày.

Ngoài ra, trên tuyến vận chuyển châu Á – Bắc Âu, có 461 lượt tàu đến muộn hơn 7 ngày trong 5 tháng đầu năm 2021, trong đó có 134 lượt tàu đến muộn hơn 14 ngày và 30 lượt tàu đến muộn hơn 21 ngày.

Tham khảo thêm:  Đánh thuế có 'trị' được đầu cơ bất động sản?

Riêng trong tháng 5/2021, có 174 tàu cập cảng chậm hơn 7 ngày tại các cảng Bắc Mỹ trên tuyến vận chuyển xuyên Thái Bình Dương (Transpacific). Trên tuyến Á – Âu (Asia-Europe), có 114 tàu đến muộn và trên tuyến Xuyên Đại Tây Dương (Transatlantic), con số này là 169. Trong cùng tháng, trên tuyến vận chuyển châu Á – Tiểu lục địa Ấn Độ (Asia – Indian Subcontinent), có 99 tàu đã cập cảng muộn hơn một tuần. Còn tại tuyến châu Á – châu Đại Dương (Asia-Oceania), 134 tàu cập cảng chậm hơn một tuần.

Tàu đến muộn, lịch trình thay đổi nên việc lưu kho cũng lâu hơn bình thường. Trước thời điểm dịch bùng phát, toàn cầu có khoảng 260.000 Teus (một Teu = một container 20 feet) bị lưu kho do tàu đến chậm so với lịch trình. Đến nay, con số này đã tăng lên 1,8 triệu Teus do đứt gãy chuỗi cung ứng và tắc cảng biển. Hàng lưu kho trên biển hoặc tại cảng càng kéo dài thì chi phí càng tăng cao. Chi phí hàng lưu kho phụ thuộc vào giá trị hàng hóa trong container cũng như chi phí lãi mà công ty ấn định cho giá trị hàng tồn kho.

Sea-Intelligence ước tính trung bình mỗi Teu tiêu chuẩn toàn cầu có giá 40.000 USD, lãi suất dao động 5-10%. Như vậy, các chủ hàng trên toàn cầu có thể bị tổn thất 5-10 tỷ USD. Số thất thoát này được ước tính dựa theo sự chậm trễ tàu biển, không tính đến các nguyên nhân khác như kết nối trung gian.

Tham khảo thêm:  Người lao động VRG hưởng ứng chương trình "1 triệu sáng kiến"

Theo Splash247